Trở thành trẻ được Tổ chức FOEFI giám hộ

Fig9.png

Hình 10. (Cam kết bằng tiếng Pháp và Việt) của một người Mẹ đã giao con cho Tổ chức FOEFI, ngày 26 tháng 11 năm 1951, Hà Nội – ANOM 90 APC/354, Hồ sơ theo chủ đề của Tổ chức FOEFI ANOM.  http://www.archivesnationales.culture.gouv.fr/anom/fr/Action-culturelle/Dossiers-du-mois/1904-FOEFI/Accueil-en-France.html

Fig. 11.jpg

Hình 11. Bản đồ các cơ sở chính do Tổ chức FOEFI quản lý tại Đông Dương – Do Jacqui Maurice thực hiện cho Tổ chức FOEFI

Được thành lập vào năm 1949 bởi William Bazé (1899-1984) - bản thân là con lai Á-Âu và là một chủ đất lớn - được kế thừa những di sản các tổ chức trước đó, Hiệp hội tình nguyện dành cho trẻ em Pháp tại Đông Dương (FOEFI) quy tụ nhiều người làm thiện nguyện. Mục tiêu của tổ chức này là chăm sóc những đứa trẻ có cha là người Pháp, cho dù họ đã bỏ rơi chúng hay chúng không biết Cha mình là ai nhưng được cho là người Pháp. Vì vậy, tổ chức FOEFI tiếp nhận và chăm sóc những đứa trẻ được các bà Mẹ giao phó cho đến khi chúng trưởng thành. Các bà Mẹ cam kết không cản trở việc học hành của con cái và công nhận FOEFI được “quyền đưa con cái của họ ra nước ngoài” (Hình 10), phù hợp với Nghị định năm 1943 quy định tư cách của “những người con lai Á-Âu tại Đông Dương”.

Các cơ sở của Tổ chức FOEFI ở Đông Dương (mái ấm, trại trẻ mồ côi, trường nội trú, v.v.) là mô hình giáo dục đầu tiên mà các cô gái nhỏ thụ hưởng trong một vài tháng hoặc một vài năm (1). Họ phải tuân thủ các quy tắc của cuộc sống chung, nhận được những chỉ bảo đầu tiên, lắng nghe về nước Pháp được vẽ trên bản đồ làm bằng một thanh tre. Đời sống bấp bênh, nhưng thức ăn, hầu hết nhân viên và môi trường đều của Việt Nam (hình 11). Vì vậy, việc sống trong các cơ sở này có thể được coi là một bước khởi đầu trước khi đến Pháp, là bước chuyển tiếp giữa giai đoạn đầu tiên trong cuộc đời họ ở Việt Nam và giai đoạn tiếp theo.

Tổ chức FOEFI bắt đầu tổ chức đưa sang Pháp “những đứa trẻ còn non nớt và dễ uốn nắn, phần lớn trong số chúng được dự định đưa trở lại Đông Dương và sống tại đó”, với hy vọng rằng chúng “là viên gạch nối và đảm bảo tính bền vững cho sự hiện diện của nước Pháp tại Đông Dương”. Do đó, đây rõ ràng là một kế hoạch thuộc địa, nhưng phát triển dưới sự ràng buộc của các sự kiện. Với quá trình phi thực dân hóa không thể đảo ngược, mục tiêu đã thay đổi : vấn đề là đồng hóa những đứa trẻ lai được gửi đến Pháp, bất kể tuổi tác của chúng, vào đời sống dân cư Pháp. Bằng “chủ nghĩa nhân văn” hoặc ý thức hệ, trong mọi trường hợp được thuyết phục để loại bỏ “cả một tuổi trẻ khỏi những hoàn cảnh tồi tệ nhất và số phận đau khổ nhất”, FOEFI tổ chức một cuộc di cư thực sự cho những đứa trẻ lai (2).

 Ghi chú :
(1) Xem lời kể của Juliette Varenne, Juliette ở vùng Bắc Bộ, Publibooks, 2008
(2) Yves Denéchère, “Những chuyến hồi hương của trẻ lai Á-Âu về Pháp sau cuộc chiến tranh Đông Dương. Thực tế, tranh luận, kí ức”, Tạp chí Lịch sử tuổi thơ bất thường, 14, 2012, trang 123-139
Fig. 12.png

Hình 12. Hành trình di chuyển bằng tàu thuỷ từ Đông Dương tới Pháp – Do Aurélie Hess thực hiện, Đơn vị nghiên cứu hỗn hợp (UMR) TEMOS

Fig. 13.jpg

Hình 13. Tàu Cyrenia, khoảng năm 1950 (Đường Địa Trung Hải Hellenic, Hy Lạp).

Hành trình một chiều đến Pháp và đồng hoá

“Hồi hương” (từ được Tổ chức FOEFI và chính quyền sử dụng liên tục) của những đứa trẻ lai Á-Âu là chuyến một hành trình không quay trở lại. Madeleine M., sinh năm 1948 và rời đi năm 1956, nói: “Trên bến cảng, cả gia đình đã ở đó và sau đó tôi nhìn thấy chiếc tàu lớn này. Và mẹ đã xếp chúng tôi vào hàng đợi và sau đó chúng tôi được yêu cầu chào tạm biệt Việt Nam. Không phải chào gia đình của chúng tôi ở Việt Nam! Chúng tôi chào tạm biệt Việt Nam. Vì vậy, tất nhiên, như những đứa trẻ 7 tuổi rưỡi khác, tôi đã nói lời tạm biệt Việt Nam”. Các cô bé đã đến Pháp sau một chuyến tàu biển kéo dài khoảng ba mươi ngày (hình 12), nhớ về một cuộc hành trình liên miên, những cơn say sóng, những lần dừng chân (ngay cả khi họ không đi xuống), tên của những con tàu: Champollion, Henri Poincaré và Cyrenia. Trên chính con tàu này, Madeleine đã thực hiện chuyến đi từ tháng 12 năm 1955 đến tháng 1 năm 1956 (hình 13). Vì có nhiều binh sĩ trên tàu trở về Pháp, “theo bản năng, mỗi cô bé đã coi một người là bố mình. Một người cha Pháp, một người cha là quân nhân vì tất cả chúng tôi đều là con của những người lính Pháp”.

Những cô gái lai Á-Âu đến Pháp bằng máy bay không có được trải nghiệm sự xa xôi cách trở về khoảng cách địa lý. Héléne M., sinh năm 1957, rời đi năm 1963, nói: “Máy bay cất cánh, chúng tôi hạ cánh xuống Sài Gòn, rồi đến Delhi, tôi tin rằng, [...] Điều tôi nhớ nhất là hành trình trên tàu hỏa, chúng tôi đến Saint- Rambert rất nhanh, tất cả các Nữ tu đều mặc đồ đen với khăn che mặt, và tôi rất sợ hãi vì họ nhưng lúc đó, tôi quá mệt mỏi để phản ứng ”.

Fig. 14.jpg

Hình 14. Margueritte Graffeuil et Nữ tu dòng Notre-Dame-des-Missions, bao quanh là những đứa trẻ do FOEFI giám hộ, năm 1947, Việt Nam - Ảnh của Tổ chức FOEFI

Fig. 15.jpg

Hình 15. Nhóm những bé gái đầu tiên đến Tu viện Notre-Dame-des-Missions (Toulon), ngày 4 tháng 8 năm 1947 – Sưu tập riêng

Những bức ảnh của FOEFI: bằng chứng bằng hình ảnh

Việc đưa trẻ em lai Á-Âu đến Pháp được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1947 đến đầu những năm 1970, trong đó có những làn sóng lớn vào một số năm (ví dụ năm 1949, 1954 và 1963).

Nếu như ký ức về chuyến đi này còn vẹn nguyên trong tâm trí những người con lai Á-Âu, câu chuyện về chuyến đi và về Tổ chức FOEFI chỉ mới bắt đầu được viết lại, trải nghiệm cá nhân và trải nghiệm đau thương là những trục phân tích chính. Các tổ chức hành chính và cộng đồng huy động được rất đa dạng và trong các tài liệu lưu trữ, ảnh chụp các trung tâm chăm sóc trẻ em khác nhau (ở Đông Dương và ở Pháp) không hiếm. Đối với các nhà quản lý của các Trung tâm này, cũng như đối với Tổ chức FOEFI, thông qua các bức ảnh, họ chứng minh rằng các mái ấm đều được tổ chức tốt, trẻ em được giám sát tốt, được học tập và đào tạo đầy đủ. Tóm lại, chúng có đầy đủ điều kiện để phát triển tốt. Những bức ảnh này, có thể tra cứu trong nhiều kho lưu trữ, đặc biệt là tại ANOM (1), do đó, trở thành nguồn thiết yếu để viết lại câu chuyện của giai đoạn này, nhưng các bức ảnh được xây dựng rất khoa học. Bức ảnh này của Bà Marguerite Graffeuil (1895-1991), góa phụ của Tổng công sứ Trung Kì (An Nam) từ năm 1934 đến năm 1940, Maurice Graffeuil, người chăm sóc đặc biệt các bé gái tại Tổ chức FOEFI (2), chụp với các học sinh của một mái ấm (hình 14). Chúng tôi cũng tìm thấy một Nữ tu của giáo đoàn Notre-Dame-des-Missions, tham gia tích cực vào việc chăm sóc con lai Á-Âu, dưới quyền quản lý của Nữ tu Marie Sainte-Jeanne-d’Arc, thường được gọi là Mẹ Jeanne (Rose Bichon, 1899-1979). Những người con lai Á-Âu đầu tiên được đưa đến Pháp (khoảng hai mươi người) vào năm 1947 tại cơ sở của giáo đoàn ở Toulon (hình 15).

Ghi chú :
(1) Xem “Hồ sơ chủ đề” được đưa lên mạng Internet năm 2019 trên trang web Dữ liệu lưu trữ Quốc gia ở Hải ngoại : http://www.archivesnationales.culture.gouv.fr/anom/fr/Action-culturelle/Dossiers-du-mois/1904-FOEFI/Contexte.html    
(2) Cuộc trò chuyện với Marguerite Graffeuil do Tổ chức “Eurasie” quay phim, năm 1990, đăng trên trang http://www.foefi.net/archives-AV.html