Sự chia ly giữa mẹ và con gái trên ảnh
Camille G. sinh năm 1948 tại Sài Gòn “với một người cha mà Bà không biết, được cho là người Pháp”(1). Trong bức ảnh này, cô bé 5 tuổi chụp với mẹ nuôi, người đã nhận nuôi Cô sau khi mẹ ruột của cô qua đời khi sinh nở. Trong bối cảnh khó khăn của cuộc chiến tranh Đông Dương, bà phải vất vả một mình nuôi nấng đứa con thơ này. Vào tháng 9 năm 1953, Bà quyết định giao cô cho Tổ chức FOEFI. Khi đó, Camille được cho ăn, được chăm sóc và giáo dục trong một mái ấm gia đình. Trước khi chia tay, cả hai tìm đến một nhiếp ảnh gia để lưu giữ lại những hình ảnh cuộc sống của họ trước đây. Do đó bức ảnh nhỏ này (hình 22) vẫn còn lưu thành hai bản: một bản Camille luôn giữ: “Cô ấy rất yêu quý tôi và đã ở bên tôi rất lâu, rất lâu” (ảnh trên); bức ảnh thứ hai do người mẹ lưu giữ hết sức cẩn thận (ảnh dưới), người đã viết một vài chữ ở mặt sau để ghi lại những cảm xúc vào thời điểm đó.
Bộ sưu tập ảnh do Camille thực hiện, theo sáng kiến của riêng cô ấy. Cô tập hợp tất cả những bức ảnh liên quan đến quá trình hình thành bản thân : tuổi thơ, người mẹ, tiếng mẹ đẻ bị lãng quên và chiều kích của sự hy sinh của người mẹ khi để con mình ra đi “vì lợi ích của con”. Trong khi Camille mặc trang phục theo phong cách phương Tây thì mẹ cô mặc áo dài, trang phục truyền thống của người Việt Nam. Tương tự như vậy, kiểu tóc của Camille lấy cảm hứng từ châu Âu khi mẹ cô làm tóc kiểu châu Á. Bức ảnh do đó cho thấy rằng con đường của hai mẹ con cô ấy đã rẽ theo hai hướng khác nhau. Camille tham gia vào một quá trình đồng hóa, được mẹ cô thừa nhận, với việc áp dụng các quy tắc về trang phục và cơ thể của người Pháp vốn là những yếu tố thiết yếu của việc “tách rời trẻ em khỏi môi trường bản địa”(2).
Lần đầu tiên trở về Việt Nam vào năm 2012, ở tuổi 64, Camille nhờ một người anh họ tìm lại cuốn album ảnh của mẹ mình và phát hiện ra những dòng chữ được viết trên bức ảnh này. Không thể hiểu chúng, cô yêu cầu anh ta dịch chúng cho cô trên một mảnh giấy nhỏ. Trong dịp này, Camille cũng biết được rằng người mà cô tin là mẹ nuôi của mình thực chất là mẹ ruột của cô, trước áp lực xã hội đè nặng lên những phụ nữ có con lai Pháp, đã phải giấu kín việc làm mẹ này với gia đình.
Khoảng thời gian ở giữa
Khi giao cô cho Tổ chức FEOFI vào tháng 9 năm 1953, mẹ của Camille đã ký cam kết chỉ ra rằng Tổ chức có quyền “mà không cần thỏa thuận từ phía tôi (mẹ của Camille), gửi con tôi đến Pháp hoặc đến bất kỳ quốc gia nào trong Liên hiệp Pháp, để tiếp tục học tập hoặc được đào tạo nghề”. Những người kí cam kết này thường không có kiến thức chính xác về tất cả những điều này ghi trong đó, sự đồng ý của họ hiếm khi hoàn toàn do họ có đầy đủ thông tin chính xác. Được sống với các Nữ tu dòng thánh Phao-lô (Saint-Paul de Chartres), những người điều hành Tu viện Sainte Enfance ở Chợ Lớn, (Sài Gòn), Camille và các bạn cảm thấy mình vẫn ở giữa hai dòng nước : vẫn ở Đông Dương, với ngôn ngữ của cô ấy, sở thích, tiếng ồn, nhưng nghe về nước Pháp và chuẩn bị cho chuyến đi lớn ...
Bức ảnh này (hình 23) rất cổ điển về định dạng và chủ đề. Tất cả các cơ sở đều sẵn sàng : ghi lại kí ức cho một nhóm trẻ em trước khi họ lên đường sang Pháp. Khuôn mặt của các Nữ tu luôn nghiêm nghị, trước hết là vì họ phải đứng trước ống kính và cũng vì họ sẽ tách biệt khỏi những đứa trẻ mà họ thường gắn bó. Camille nổi bật với những cư dân khác bởi chiếc váy trắng và chiếc nơ cùng màu trên tóc: cô bé ở dưới cùng bên phải, 6 tuổi. Trong thời gian này, cô tiếp tục được gặp mẹ thường xuyên, mặc dù người ta đã nói rằng việc rời xa cô bé sẽ tốt hơn.
Bức ảnh cuối cùng và con búp bê bị lãng quên
Cũng như bao đứa trẻ lai khác, khi Chiến tranh Đông Dương kết thúc vào tháng 7 năm 1954, Camille được Tổ chức FOEFI đưa sang Pháp. Trong lần đi dạo cuối cùng, Camille và Mẹ được một người chụp ảnh dạo chụp lại. Như trong bức ảnh chụp năm trước đó, bà mẹ mặc áo dài trong khi Camille mặc Âu phục giống như trong bức ảnh nhóm chụp trước đó vài ngày tại trường nội trú.
Được chụp vào ngày 9 tháng 7 năm 1954, bức ảnh này (hình 24) là bức ảnh cuối cùng trước khi Camille rời sang Pháp vào ngày 13, ngày được ghi trên viền của bức ảnh được ghép như một tấm bưu thiếp. Mặt sau, mẹ của Camille viết vài chữ bằng tiếng Việt, được người anh họ của Camille dịch sang tiếng Pháp 58 năm sau : “Ngày 8 tháng 7 năm 1954, Mẹ và con, chúng ta đi dạo. Ngày 13 tháng 7 năm 1954, Con đến”, thực ra phải được dịch là “Con đi "(hình 25).
Vào năm 2012, khi trở lại Việt Nam, Camille lần đầu tiên nhìn thấy bức ảnh này; cô ấy thậm chí đã quên nó tồn tại và được chụp khi nào. Khi tìm lại hay nói đúng hơn là phát hiện ra bức ảnh đó, Camille nhớ lại khoảnh khắc được ghi trên phim. Cô nhận ra “búp bê Pháp” mà cô đang ôm trên tay được mẹ cô tặng như một món quà chia tay. Ký ức về sự ra đi lại hiện về trong tâm trí cô ... Trong khi cô lên tàu Henri Poincaré, mẹ cô chạy đến bến tàu với con búp bê này và cố ném cho cô trong vô vọng. Camille không đưa con búp bê đến Pháp.