Bài trình bày

Dịch : M. LÊ Viêt Hu'ng, Institut Français du Vietnam
Fig. 1.jpg

Hình 1. Ảnh tập thể những người con lai Á-Âu tại Tu viện Saint-Rambert-en-Bugey, năm 1951 – Sưu tập : Simone L.

Fig. 2.jpg

Hình 2. Cuộc gặp gỡ của Hội hữu nghị những người con lai Á-Âu (Amicale des Eurasiennes) tại Saint-Rambert-en-Bugey, năm 2019 - Sưu tập : Hội hữu nghị Amicale des Eurasiennes.

Trong thời kỳ thuộc địa ở Đông Dương, hàng chục ngàn trẻ em lai được sinh ra từ mối quan hệ giữa một người đàn ông ngoại quốc (dân di cư, quan chức, binh lính, v.v.) và một phụ nữ địa phương. Sau thời kì phi thực dân hoá, từ những năm 1940 đến những năm 1960, 5.000 trẻ em lai Á-Âu đã được gửi đến Pháp mà không có mẹ đi cùng, trong đó có 2.000 bé gái. Những chuyến đi “ép buộc” này nhằm mục đích đồng hóa trên đất Pháp. Triển lãm trưng bày những bức ảnh có vai trò quan trọng, là chứng nhân cho những cuộc chia ly vốn khiến mối quan hệ mẹ và con gái tan vỡ - và quá trình xây dựng bản thân của những người con lai Á-Âu. Những bức ảnh chụp ở Đông Dương và Pháp này được lồng ghép với lời kể của những người phụ nữ hiện nay đã từ 60 đến 85 tuổi (thời điểm năm 2020), mang trong mình tâm sự của những đứa trẻ trong quá khứ. Do đó, bản sắc trong quá trình kể chuyện của họ được xây dựng với tư cách một đứa trẻ, một thiếu nữ và một phụ nữ, giữa những cô gái nhỏ và trẻ vị thành niên mà họ từng là (hình 1) và những phụ nữ trưởng thành (hình 2).

Chúng tôi chân thành cảm ơn tất cả những người đã đồng ý kể lại những câu chuyện của cuộc đời mình.

Chúng tôi cảm ơn sự tin tưởng của những người đã đồng ý chia sẻ những bức ảnh cá nhân và riêng này, cũng như chân thành cảm ơn Hội hữu nghị con lai Á-Âu (Amicale des Eurasiennes) và Hiệp hội FOEFI (Hiệp hội tình nguyện dành cho trẻ em Pháp tại Đông Dương).

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của Đơn vị nghiên cứu hỗn hợp (UMR) TEMOS và Chương trình nghiên cứu Tuổi thơ và Thanh thiếu niên Pháp (EnJeu)

logo.png

Danh mục tài liệu tham khảo

  • Denéchère, Yves, « Expériences intimes et subjectivité juvénile des Eurasiennes envoyées en France à la fin de la guerre d’Indochine », Outre-Mers. Revue d’Histoire, 1er semestre 2020, n°406-407, p.227-247.
  • Denéchère, Yves, « Le projet postcolonial de la Fédération des Œuvres de l’Enfance Française d’Indochine (FOEFI 1949-1983) », in Y. Denéchère (dir.), Enjeux postcoloniaux de l’enfance et de la jeunesse. Espace francophone (1945-1980), Berne, Peter Lang, p.121-130.
  • Denéchère, Yves, « Les "rapatriements″ d’enfants eurasiens en France à la fin de la guerre d’Indochine. Pratiques, débats, mémoires », Revue d’Histoire de l’Enfance Irrégulière, 14, 2012, p. 123-139.
  • Firpo, Christina Elizabeth, The Uprooted: Race, Children, and Imperialism in French Indochina, 1890-1980, University of Hawai'i Press, 2016.
  • Lu, Han Victor, « Migration, métissage et transmission ». Le Coq-héron, 3/230, 2017, p.58-79.
  • Pomfret, David M.,  Youth and Empire. Trans-colonial Childhoods in British and French Asia, Stanford University Press, 2016.
  • Revue, Paola;Feldman, Marion et Moro, Marie-Rose, « Travail sur des descendants de rapatriés d’Indochine : transmission et vécu identitaire », L'Autre, 3/vol.15, 2014, p. 356-364.
  • Rolland, Dominique, De sang mêlé. Chronique du métissage en Indochine, Elytis, 2006.
  • Rolland, Dominique,  « Métis d’Indochine, l’inconfort d'un entre-deux », L'Autre, 2/vol 8, 2007, p. 199-212.
  • Rosen Jacobson,Liesbeth , "The Eurasian Question": The colonial position and postcolonial options of colonial mixed-ancestry groups from British India, Dutch East Indies and French Indochina compared, Uitgeverij Verloren, 2018.
  • Saada, Emmanuelle , Les enfants de la colonie. Les métis de l’Empire français entre sujétion et citoyenneté, La Découverte, 2007.

Phim tài liệu

  • Rostan, Philippe, Inconnu présumé français, France, 90 min., 2009.
  • Pollet-Rouyer, Frédérique , Né sous Z., France-Belgique, 75 min., 2010.
  • Pacquit, Arlette , Héritiers du Vietnam, France, 84 min, 2015.

Triển lãm

Từ vựng :

Con gái lai Á-Âu (Eurasienne) : con lai của một người Châu Âu và một người Châu Á. Trong khuôn khổ văn bản này, số nhiều, con của những người Mẹ Đông Dương với Cha ngoại quốc.

Hồi hương (Rapatriement): Chuyến hồi hương có tổ chức. Thuật ngữ được sử dụng không sát nghĩa cho những người con lai Á-Âu, sinh ra ở Đông Dương, được gửi đến Pháp mà không có mẹ đi cùng, những đứa trẻ trên thực tế bị buộc phải rời đi.

Sinh chính trị (Biopolitique): Thực thi quyền lực đối với cuộc sống của các cá nhân, đối với các nhóm dân cư. Quyền năng đối với cuộc sống này được thực hiện đặc biệt đối với những người con lại trong một số quá trình phi thực dân hóa nhất định.

Xây dựng bản thân (Construction subjective) : Quá trình một người tự hoàn thiện mình như một chủ thể với các đặc điểm xã hội của mình

Đồng hoá xã hội (Assimilation sociale) : Quá trình một nhóm người nhập cư hòa nhập vào đời sống xã hội của đất nước nơi họ nhập cư.