Con lai ở Đông Dương thời kì thuộc địa

Fig. 3.jpg

Hình 3. Bản đồ trường học ở Đông Dương thời kì thuộc địa, Vidal Lablache, Số 36 bis, Ảnh : Y. Denéchère, s.d.

Fig4.png

Hình 4. Bà (sinh năm 1882) và Mẹ (sinh 1907 - mất 1947) người Việt Nam của Monique W. (sinh năm 1935, hình 1 hàng thứ 3, thứ 3 từ trái sang) – Sưu tập riêng.

Ở bán đảo Đông Dương thời kì thuộc địa (hình 3), nhiều đối tượng khác nhau (danh nhân, binh lính, hiệp hội từ thiện, giáo đoàn) quan tâm đến vấn đề “con lai Á-Âu”'1). Một số người con lai là sợi dây liên kết chặt chẽ giữa hai cộng đồng, một số khác khó tìm được vị trí của mình, khó hoà nhập ở cả hai xã hội. Vai trò nào trong hệ thống thuộc địa gắn với hàng nghìn người con lai Á-Âu sinh ra mỗi năm dưới mối quan hệ thống trị kép giữa thực dân và dân bản đại, giữa một người đàn ông và một người phụ nữ (hình 4) ? Trách nhiệm nào dành cho những đứa trẻ mà Cha người Pháp thường không quan tâm đến họ ? Nhà nước Pháp sẽ chăm sóc họ với quyền lợi gì? Trong cuộc chiến tranh tại bán đảo Đông Dương (1946-1954) chống lại thực dân Pháp của Việt Minh, sự hiện diện của một lực lượng lớn quân viễn chinh Pháp - chỉ là những người lính chuyên nghiệp - đã làm tăng đáng kể số lượng con lai. Trong bối cảnh rất phổ biến trong thời kỳ sau chiến tranh, các nhà chức trách Pháp đã ban hành Nghị định ngày 8 tháng 11 năm 1928 “xác định tình trạng của những người con lai được sinh ra không rõ Cha mẹ ở Đông Dương”. Trong Nghị định này, điều được chú ý nhất là : “Điều 1. Bất kỳ cá nhân nào sinh ra trên lãnh thổ Đông Dương có một trong hai người, cha hoặc mẹ, không rõ ràng về mặt pháp lý, nếu được cho là người Pháp, đều có thể, theo các quy định của Nghị định này, được công nhận là người Pháp.” Điều này mở ra con đường trở thành người Pháp cho những người con lai, đến sự “phục hồi” của họ và sự đồng hóa tại nước Pháp (2).

Ghi chú :
(1) Liesbeth Rosen Jacobson, The Eurasian Question: The colonial position and postcolonial options of colonial mixed-ancestry groups from British India, Dutch East Indies and French Indochina compared, Uitgeverij Verloren, 2018. (“Vấn đề con lai Á-Âu”: Vị trí thuộc địa và các lựa chọn hậu thuộc địa của các nhóm thuộc địa hỗn hợp từ Ấn Độ thuộc Anh, Đông Ấn thuộc Hà Lan và Đông Dương thuộc Pháp được so sánh)
(2) Emmanuelle Saada, Les enfants de la colonie. Les métis de l’Empire français entre sujétion et citoyenneté, La Découverte, 2007. (Nhưng đứa trẻ ở thuộc địa. Con lai của Đế quốc Pháp giữa sự khuất phục và quyền công dân)
fig. 5.png

Hình 5. Ảnh gia đình : Mẹ người Việt Nam, Cha là lính lê dương người Đức, và hai con lai, ngày ? – Sưu tập  : Henri M.

Fig. 6.png

Hình 6. Ảnh gia đình : Mẹ người Việt Nam, Cha người Martinique và 5 người con lai “Á-Phi”, s.d. – http://foefi.net/Martinique.html

Những người con lai Á-Âu và những đứa con lai khác

Các danh từ “Eurasien(s)” và “Eurasienne(s)” được chính những người có liên quan đến câu chuyện lịch sử này sử dụng và yêu cầu. Đó là một dấu hiệu nhận diện rõ ràng của họ. Do đó, các thuật ngữ này được sử dụng trong bài trình bày này để thống nhất cách gọi họ.

Tuy nhiên, ở Đông Dương, quân đội Pháp bao gồm cả người châu Âu (ví dụ như lính lê dương người Đức trong hình 5), người Bắc Phi, người châu Phi da màu, người thuộc quần đảo Antilles (như người Martinique trong hình 6), người châu Á (người Pháp ở Ấn Độ), v.v. Do đó, một số con lai không thể được coi là người Á-Âu theo sát nghĩa của cụm từ này. Chính quyền thời đó sử dụng cả các thuật ngữ Ấn-Việt, Á-Phi mà ngày nay những người có liên quan không sử dụng(1). Thật vậy, tất cả họ đều coi cụm từ “Eurasien(s)” và “Eurasienne(s)” là từ khổ quát, coi rằng danh tính của họ trước hết là do mẹ truyền cho họ(2).

Và sau đó cũng có một loạt các hình thức lai phức tạp hơn, ví dụ như giữa người lai Á-Âu với người Việt Nam, người lai Á-Âu với người lai Á-Âu, khi đó, những đứa trẻ được gọi là “con lai 4 dòng máu”, v.v.(3). René L. và Marie C., cả hai đều là người lai Á-Âu, kết hôn vào năm 1947 với Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của họ (hình 7). Họ có 9 người con, sinh từ năm 1948 đến năm 1962. Gia đình sống rất êm ấm, người Cha là giáo viên, người Mẹ chăm sóc các con cho đến khi ông mất năm 1962.

Ghi chú :
(1) Phim tài liệu về trẻ em có Cha là người Quần đảo Antilles: Arlette Pacquit, Héritiers du Vietnam, France, 84 min., 2015.
(2) Han Victor Lu, « Nhập cư, con lai và truyền tải ». Le Coq-héron, 3/230, 2017, p. 58-79.
(3)Dominique Rolland, De sang mêlé. Chroniques du métissage en Indochine, Elytis, 2006. (Hoà trộn các dòng máu. Biên niên sử về con lai ở Đông Dương)
Fig. 7.png

Hình 7. Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của Ông René L. và Bà Marie C., 1947 – Sưu tập : Josette L

Fig. 8 anonyme.png

Hình 8. Marie-Simone và Ginette L. và Mẹ của họ, tháng 9 năm 1949, Cap Saint-Jacques – Sưu tập và dựng ảnh : Simone L.

Fig. 9.jpg

Hình 9. Alice L. et Cha mẹ, năm 1962, Sài Gòn – Sưu tập và dựng ảnh : Josette L.

Cấu trúc gia đình của những người con lai Á-Âu

Gia đình của những người con lai Á-Âu rất đa dạng, tùy thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ, vị trí và vai trò của người cha và hoàn cảnh của họ ngoại. Thông thường, những người cha không có mặt trong những ngày thơ ấu của họ, đôi khi bỏ đi trước khi người mẹ mang thai mà không hề hay biết, hay biết nhưng hoàn toàn lãng quên những ngày ở Đông Dương trong cuộc đời họ. Một số đã kết hôn ở Pháp.

Marie-Simone (sinh năm 1939) và Ginette (sinh năm 1941) lớn lên ở Hà Nội cùng mẹ (hình 8), không biết cha mình, một người lính Breton. Năm 1944, Simone được gửi đến sống với các Nữ tu ở Lạng Sơn, sau đó chị gái của cô đến sống cùng cô, sau đó ở Hà Nội. Việc không có cha khiến các bà mẹ phải chuyển đến sống với những người lính Pháp khác, vì họ không được xã hội Việt Nam chấp nhận.

Sau người Cha mà cô cũng không biết, đã chết trong chiến trận, Germaine (sinh năm 1943) mất mẹ, “bà bị đầu độc cùng với cậu bé mà bà đang cho bú, có lẽ vì bà thường xuyên qua lại với người Pháp”, cô nói. Dưới áp lực của gia đình và xã hội, nhiều đứa trẻ lai bị mẹ bỏ rơi từ khi mới sinh và giao cho các tổ chức thiện nguyện.

Trong gia đình Cô L., đã được đề cập ở trên, cái chết sớm của người mẹ vào năm 1962 đã buộc người cha phải sang Pháp cùng các con “ngoại trừ một người chị ở lại trông nom mộ của mẹ tôi và để chăm sóc bà tôi”, Josette kể lại, con út trong nhóm anh chị em (Adelphie)(1), sinh năm 1962. Trong nhóm ảnh mà Josette thực hiện (hình 9), chị gái Alice (sinh năm 1953) xuất hiện giữa hai bố mẹ và đang để tang mẹ vừa qua đời.

Ghi chú :
(1) Lời dịch : Thuật ngữ do Florence Montreynaud đề xuất để đặt tên cho một nhóm anh chị em mà không tính yếu tố giới tính này hay giới tính khác, được Raphaëlle Branche sử dụng lại, Papa, qu’as-tu fait en Algérie ? Enquête sur un silence familial, Paris, La Découverte, 2020.
Con lai ở Đông Dương thời kì thuộc địa