Hiểu lầm về sự chia ly

Fig. 37.JPG

Hình 37. Marie-Dominique L. và Mẹ, năm 1954, Sài Gòn – Sưu tập : Marie-Dominique L.-LC.

Những ký ức đầu tiên của Marie-Dominique L., sinh năm 1951, ở Hà Nội(1), là “về một người mẹ rất xinh đẹp, luôn ăn mặc rất đẹp, trang điểm rất kỹ, xức nước hoa. Tôi không gặp Bà ấy nhiều, chúng tôi sống ở miền Bắc rất tốt, Bà ấy thích một quán cà phê-nhà hàng với rất nhiều người Pháp”. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (tháng 5 năm 1954), Marie-Dominique lên đường cùng mẹ vào miền Nam: “Tôi đã gặp ác mộng trong một thời gian dài… trên boong một chiếc thuyền lớn, như lúc chúng tôi di tản từ Hải Phòng vào Sài Gòn, chúng tôi mất tất cả”. Trong khi gia đình sống khá thoải mái ở ngoài Bắc thì cuộc sống ở Sài Gòn rất khó khăn: “Mấy ngày, chúng tôi ăn không đủ no, vất vả nhưng cuối cùng đó cũng là những kỷ niệm đẹp kể từ khi tôi được ở bên mẹ”. Cô nhớ thói quen đến gặp nhiếp ảnh gia như những bức ảnh được chụp vào những ngày khác nhau kể từ khi cô sinh ra ghi lại (Hình 37). Năm 1960, nhận định tình hình nguy hiểm đối với đứa trẻ có cha người Pháp, mẹ cô thuyết phục con gái nên đến nơi an toàn: “Bà nói: Mẹ không thể giữ con được nữa, con phải đi Pháp, mẹ không biết điều gì có thể xảy ra với Con nếu Con ở lại; dù khóc hay mếu, Con vẫn phải ra đi ”. Được đưa vào Trung tâm của Tổ chức FOEFI ở Sài Gòn, Marie-Dominique bỏ trốn sau một tuần: “Tôi không biết mình đã làm thế nào, nhưng tôi trốn khỏi trường nội trú, tôi quá tủi thân, và tôi bắt xe buýt về nhà mẹ đẻ. Và Bà ấy đã giữ tôi lại cho đến khi tôi lên đường sang Pháp”. Một thời gian sau, vào tháng 9 năm 1961, thời hạn đến, Con phải đáp máy bay, “sang Pháp học tốt”, Bà ấy nhắc lại với tôi, “rồi tôi tự nhủ rằng Bà ấy đang trừng phạt tôi vì tôi đã không học tốt ở trường. Tôi không có lời giải thích nào. Mẹ tôi đã khóc ”.

Ghi chú :
(1) Nhiều cuộc trò chuyện và trao đổi qua điện thoại với Marie-Dominique L.-LC. từ tháng 1 năm 2018, những cuộc gặp mặt ở Saint-Rambert-en-Bugey năm 2018 và 2019, trao đổi thư điện tử và gửi ảnh năm 2020.

 

Fig. 39.JPG

Hình 38. Marie-Dominique L. và Mẹ, năm 1961, Sài Gòn – Sưu tập : Marie-Dominique L.-LC.

Fig. 40.JPG

Hình 39. Marie-Dominique L. và Mẹ, năm 1951 – Sưu tập : Marie-Dominique L.-LC.

Sức nặng của những bức ảnh

Ngay trước khi khởi hành, một buổi chụp hình với một nhiếp ảnh gia cho bức ảnh chia tay được tổ chức : “Khi ấy, tôi mười tuổi và tôi đã nhận ra. Tôi biết đây là bức ảnh cuối cùng và tôi sẽ sang Pháp”, Marie-Dominique nói. Cô ấy mang theo bức ảnh này (hình 38) và một vài bức khác đến Pháp và thường xem lại chúng khi Cô ở Saint-Rambert: “Những bức ảnh này là tất cả những gì tôi có khi đến Tu viện năm 1961. Một số bức ảnh hiếm tóm tắt thời thơ ấu của tôi ở Đông Dương mà tôi đã có thể lưu giữ hết sức cẩn thận (hình 39) !”

Hai mẹ con viết thư cho nhau: Marie-Dominique gửi cho Mẹ một bức ảnh khi Cô 12-13 tuổi; mẹ cô cũng gửi ảnh của cô, bao gồm cả hai bức ảnh của người cha Pháp của cô, mà không có thêm thông tin. Nhờ một trong số những bức ảnh đó, vào năm 2018, Marie-Dominique, quyết tâm tìm hiểu thêm, đã có được một số thông tin – chưa thể xác minh - về cha cô, nhờ vào bộ đồng phục mà ông đang mặc.

Xem lại những bức ảnh của mẹ mình, Marie-Dominique ngày nay vẫn nghĩ về sự hy sinh của mẹ và tất cả những người Mẹ khác: “Mẹ của chúng tôi đã giằng xé, đã từ bỏ tất cả. Hôm nay tôi rất biết ơn, nếu Bà không hy sinh như vậy thì tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với mình. Có bao nhiêu bà mẹ sẽ đồng ý làm điều đó, sự ngược đãi hoàn toàn, trong khi để con gái mình đến nơi coi như tận cùng thế giới”.

Đáp lại yêu cầu cho phép sử dụng bức ảnh này, Marie-Dominique L.-LC. trả lời: “Tất nhiên bạn có thể sử dụng ảnh của tôi để minh hoạ cho bài viết của mình. Ít nhất những bức ảnh có thể phục vụ cho điều gì đó tích cực thay vì là ký ức về một cuộc chia ly đau đớn. Những bức ảnh mà tôi có thể lưu giữ, không giống như những bức ảnh của mẹ tôi, “hoàn toàn bị phai màu do quá nhiều nước mắt", những người chị cùng mẹ khác cha của tôi đã nói với tôi khi chúng tôi đoàn tụ ở trong nước vào năm 2018.

Fig. 41.jpg

Hình 40.

Một sự thiếu thốn tàn nhẫn cho những ai không có

Nhiều trẻ em đã trải qua sự chia ly, phải đi sang Pháp và sau đó bị đồng hóa mà không có được những bức ảnh ghi lại. Hoàn cảnh của các gia đình rất đa dạng, một số không còn mẹ, một số khác bị bỏ rơi. Và sau đó là những biến động trong quá trình di chuyển, bảo vệ và những thay đổi liên tiếp của các gia đình: những bức ảnh bị mất hoặc bị đánh cắp.

Jeannette G., sinh năm 1939, đến Pháp năm 10 tuổi, không biết nhiều về gia đình mình, nhưng những bức ảnh rất quan trọng: “Khi tôi ở Saint-Rambert, tôi có một bức ảnh của mẹ tôi và một bức thư từ Bà ấy nhưng, thật tiếc cho tôi, tôi đã làm mất bức ảnh này trong tất cả những lần di chuyển và sau đó, tôi không có gì để lưu lại…”. Sau đó, khi cô đến tuổi trưởng thành, Mẹ Jeanne đưa cho cô một phong bì: “Bên trong có hai bức ảnh của Cha tôi. Và tôi đã rất bối rối nên tôi không hỏi bất kỳ câu hỏi nào và Bà cũng không nói với tôi bất cứ điều gì nên tôi không biết gì cả. Tôi có hai tấm ảnh của một người lính Pháp mà tôi không biết tên”(1).

Annie H., sinh năm 1953, đến và được nhận nuôi ở Pháp vào năm 1965, đã trả lời tôi với vai trò là một nhà sử học vào năm 2019: “Vào ngày xuất phát, bà ngoại đưa cho tôi một cái giỏ nhỏ bằng liễu gai dùng để đựng sôcôla, dưới đáy giỏ Bà giấu hai bức ảnh của H. (bố tôi, mặc đồng phục), ghi rõ là với những bức ảnh này, tôi có thể tìm thấy Ông ấy. Tôi không thể cung cấp cho bạn những bức ảnh này vì bố mẹ C. [bố mẹ nuôi] của tôi đã thu lại, tôi không nghĩ đến điều đó cho đến khi mang thai đứa con gái lớn. Ai mà biết được tại sao tôi lại muốn xem con tôi có được nét giống bố tôi, Ông H. hay không. Khi đó, tôi đau đớn lắm, bố mẹ tôi giải thích với tôi rằng họ đã đốt ảnh của tôi. Nỗi buồn thực sự lớn của tôi là mất đi những bức ảnh của mình, chúng là báu vật của tôi và cha mẹ nuôi đã làm mất của tôi(2).

Ghi chú :
(1) Trò chuyện với Jeannette G.-D., ngày 12 tháng 1 năm 2018. Cô trên hình 49, người đầu tiên bên phải
(2)Trò chuyện và trao đổi thư với Anne C. (Annie H.), từ tháng 10 năm 2019 đến tháng 11 năm 2020