“Như những tia sáng khác nhau của một ngôi sao” : Những bức ảnh về những người con lai Á-Âu “hồi hương” về Pháp (giai đoạn 1947-2020)

Coordination scientifique : Yves Denéchère

Lớn lên tại Tu viện Saint-Rambert

Josette Lahaye à la pouponnière de Bourg-en-Bresse, 1963

Hình 41. Josette tại Nhà trẻ Bourg-en-Bresse, năm 1963 – Sưu tập  : Josette L.

Quatre sœurs Lahaye à Saint-Rambert, 1967

Hình 42. Bốn chị em L ở Saint-Rambert, năm 1967 – Sưu tập  : Josette L.

Dù bị cô lập tại Tu viện, những cựu học sinh nội trú ở Saint-Rambert cho rằng họ “an toàn”, nhưng rất bó buộc. Bất kỳ hành động nào ra khỏi khung khổ đều bị trừng phạt, từ tước bỏ món tráng miệng cho đến bánh martinet. Mẹ Jeanne đã yêu cầu Tổ chức FOEFI ngay lập tức đưa những học sinh ngoan cố nhất đến Hội thánh Bon Pasteur, một chuyên gia trong việc giáo dục “những bé gái hư”(1). Rõ ràng, khi thời gian trôi qua, mọi thứ thay đổi. Khoảng ba mươi cô gái đến từ Seno vào năm 1963 (bao gồm cả Hélène M.) không nhận được nền giáo dục hoàn toàn giống như những học sinh nội trú vào những năm 1950: “Các chị em đã nhượng bộ”. Thời gian ở tu viện là một tiêu chí đánh giá rõ ràng cho sự cá thể hoá của những người con lai Á-Âu. Trong khi những cô gái đến Tu viện khi đã lớn ở đó hai hoặc ba năm trước khi chuyển đến cơ sở khác, những người nhỏ hơn ở đó lâu hơn nhiều. Mười năm đối với Josette, con út của nhóm chị em của L. Sau khi Mẹ cô qua đời, đầu tiên cô đến nhà trẻ (hình 41), trước khi đến Tu viện Saint-Rambert khi 3 tuổi (năm 1965), nơi cô gặp ba trong số các chị em của cô. Họ sống cùng nhau như trong bức ảnh (hình 42): Christiane (12 tuổi), Claire (8 tuổi), Marie-Christine (6 tuổi) và Josette (5 tuổi). Cô rời Tu viện vào năm 1974 để đến với cha mình: “Không có nhiều tình yêu ở tu viện, nhưng bạn không thể đòi hỏi tình yêu ở một trường nội trú. Dù sao đi nữa, tôi nghĩ mình đã lớn lên thật tốt, nhưng tôi biết rằng điều đó để lại hệ quả cho một số bạn gái”.

Ghi chú :
(1) Véronique Blanchard et David Niget, Những cô gái hư, không thể thay đổi và nổi loạn, Paris, Textuel, 2016. Quý vị có thể xem loạt phim trên : https://mauvaises-filles.fr
Marie-Simone et Ginette L. à Saint-Rambert, 1950

Hình 43. Marie-Simone và Ginette L. ở Saint-Rambert, năm 1950 – Sưu tập  : Simone L.

Dortoir des moyennes de l’abbaye de Saint-Rambert, 1952

Hình 44. Phòng ngủ dành cho các bé gái nhóm tuổi “nhỡ” tại Tu viện Saint-Rambert, năm 1952, – ANOM rapport moral FOEFI 1952

Những người chị em không thể thay thế mẹ

Mối quan hệ với gia đình ở quê nhà, đặc biệt là với mẹ, được duy trì thông qua những bức thư. Nhưng Tổ chức FOEFI và các nữ tu muốn hạn chế trao đổi thư từ ở mức tối thiểu, với lý do giá tem bưu chính cao. Tất cả đều viết ít nhiều điều giống nhau: “Con nhớ mẹ”, “Con ổn”, “Con học tốt ở trường”... Những lá thư nhận được - không phải cho tất cả các cô gái - số lượng rất ít, không thể góp phần duy trì một liên kết thực tế trừ những trường hợp ngoại lệ hiếm hoi,. Đôi khi các cô gái có thể gửi một bức ảnh. Marie-Simone và Ginette L. đến Saint-Rambert vào năm 1949 khi mới 10 và 8 tuổi. Họ xuất hiện trong hình 1 (Ginette ở hàng thứ nhất ở dưới cùng, thứ 6 từ phải sang còn Simone ở hàng thứ 2, thứ 8 từ trái sang) và tạo dáng cùng nhau trong bức ảnh này (hình 43): “Tôi đã gửi bức ảnh này cho mẹ tôi và mặc dù trải qua những cuộc chiến tranh, Bà đã luôn giữ bức ảnh đó”. Và chính nhờ con dấu của nhiếp ảnh gia ở Saint-Rambert được dán ở mặt sau mà một trong những người anh cùng Mẹ khác Cha của Cô đã tìm thấy Cô nhiều năm sau, nhờ các chị em ở Tu viện.

Các báo cáo hoạt động được tìm thấy trong các tài liệu lưu trữ của Liên đoàn FOEFI khắc hoạ những nữ tu “có tình mẹ và chu đáo” và những học sinh nội trú “ngoan ngoãn và chăm học”. Nhận xét này không được thấy trong lời khai của họ, đôi khi được giảm nhẹ hơn nhiều. Tất nhiên, người con lai Á-Âu cho rằng các Nữ tu đã chăm sóc họ rất tốt, nhưng họ không nhìn thấy thái độ của các Sơ và Mẹ, mặc dù họ được gọi với những danh xưng đó, tình mẫu tử, tình chị em hay những biểu hiện trìu mến. Việc giám sát đối với trẻ “nhỏ” do những học sinh lứa tuổi “nhỡ” và “lớn” (thường được gọi là “các bà mẹ nhỏ”) thực hiện là một biện pháp tạm thời . Ba cấp độ phân chia theo lứa tuổi luôn được phân biệt: trong các phòng ngủ, các lớp học, các hoạt động (hình 44). Ví dụ, trẻ “nhỡ” đánh thức trẻ “nhỏ” vào đầu buổi đêm để chúng không “tè dầm”; những cô gái “lớn” trở về trong kỳ nghỉ đã mang theo một chút không khí trong lành từ bên ngoài.

Pensionnaires de l’abbaye de Saint-Rambert  le jour de leur communion, 1965

Hình 45. Nữ sinh tại Tu viện Saint-Rambert ngày lễ ban Thánh thể, năm 1964 – Sưu tập riêng

“Chúng ta luôn có lỗi trước Chúa”

Giáo dục trong môi trường tôn giáo rất nghiêm ngặt. Những học sinh nội trú phải quên đi những giáo lý Đạo giáo hoặc Phật giáo đã giác ngộ thời thơ ấu. Binta B., sinh năm 1950, được rửa tội khi đến tu viện ở tuổi 11, với tên đầu tiên là Marie-Hélène, tên của một cô bé đã chết ngay trước khi cô đến. Tất cả các em đều học giáo lý, tham gia lễ ban Thánh thể, rồi lễ Kiên Tín, thậm chí trở thành “Con của Đức Mẹ Maria” dành cho những con chiên tiếp thu nhanh nhất. Hélène M., đến từ Seno vào tháng 5 năm 1963, được rửa tội và tham gia lễ ban Thánh thể vào tháng 3 năm 1964. Trong ảnh (hình 46), cô ở hàng thứ nhất, thứ ba từ trái sang.

Các hoạt động tôn giáo rất đa dạng: cầu nguyện nhiều lần trong ngày, xưng tội vào thứ bảy, thánh lễ vào chủ nhật… “Chúng tôi thực sự tin vào điều đó”, một trong số họ cho biết “đó là điều chúng tôi làm mỗi ngày”.

Ý niệm về tội lỗi có mặt khắp nơi: bất cứ điều gì bị cấm đều là phạm lỗi. Đó không phải là tôn giáo của tình yêu được truyền dạy, mà là tôn giáo của cảm giác tội lỗi, không lối thoát: “Chúa biết tất cả, nghe thấy mọi thứ, nhìn thấy mọi thứ, ngay cả trong bóng tối”. Việc xưng tội rất có ý nghĩa, bởi vì “chúng ta luôn có tội trước mặt Chúa”. Việc trần trụi thông thường ở Đông Dương trở thành tội lỗi, giống như tất cả những gì liên quan đến cơ thể. Một trong những học sinh nội trú cũ giải thích rằng cô ấy muốn học y tá để - cuối cùng - có thể khám phá cơ thể của mình. Ở Saint-Rambert, bạn tắm mỗi tuần một lần, có mặc quần lót. Việc chạm vào cơ thể lẫn nhau bị nghiêm cấm. Tóc chỉ được gội một cách đặc biệt, nhưng nhiều người đã thức dậy vào ban đêm để gội đầu, kể cả bằng nước lạnh. Một bộ áo liền quần thời trang nhận được trong một gói là một tội lỗi, cũng như trang điểm và tẩy lông (mà trẻ “lớn” dạy cho trẻ “nhỏ”). Bất kỳ biểu hiện nào của sự điệu đà đều được đánh đồng với sự phù phiếm.

Lớn lên tại Tu viện Saint-Rambert